• Từ khóa tìm kiếm:
  • Tụ điện, Điện trở, IGBT..

DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP

 

DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP

 

DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP cùng các khái niệm và định nghĩa liên quan

1. Khái niệm điện áp

- Hiệu điện thế hay điện áp (ký hiệu ∆V hay ∆U, thường được viết đơn giản là V hoặc U, đơn vị của điện thế: Volt) là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực. Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế). Vôn kế có thể được sử dụng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong một hệ thống điện; thường gốc thế điện của một hệ thống điện được chọn là mặt đất. Hiệu điện thế có thể được sinh ra bởi các trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian, hoặc sự kết hợp của 3 nguồn trên

- Điện áp hay hiệu điện thế là sự chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và nơi có điện thế thấp

- Hay nói một cách tổng quát hơn là: điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu là UAB) xác định bởi công thức:

+ UAB = VA – VB = - UBA

+ Với VA và Vlà điện thế của A và B so với gốc (điểm nối đất hay còn gọi là nối mát).

- Ví dụ ở bảng điện nhà bạn có điện thế là 220v và dưới đất có điện thế là 0v, thì chúng ta sẽ đo từ bảng điện xuống đất sẽ được 220v. Hay ở bảng điện A có điện thế là 220v, ở bảng điện B có điện thế là 180V, thì ta đo từ bảng A xuống bảng B sẽ được điện áp là 40v 

 

 

2. Khái niệm về dòng điện

- Dòng điện là dòng chuyển dịch có hướng của các hạt mang điện. Trong các mạch điện, dòng điện tạo ra do sự chuyển dịch của các electron dọc theo dây dẫn. Ngoài ra, hạt mang điện cũng có thể là các ion hoặc chất điện ly. Trong trường hợp plasma thì cả ion và electron đều đóng vai trò này. Dòng điện chỉ sinh ra khi và chỉ khi có đủ 3 yếu tố:

+ Nguồn điện (Hiệu điện thế)

+ Dây dẫn

+ Phụ tải (Vật tiêu thụ điện)

 

 

- Dòng điện đo được bằng Ampe kế có đơn vị là A trong mạch điện là dòng sinh ra do phụ tải, và dòng điện Max của phụ tải không được phép vượt quá dòng điện của nguồn điện. Chính vì vậy khi ta mắc Vôn kế và ampe kế luôn có sự khác biệt:

+ Ampe kế mắc nối tiếp với phụ tải.

+ Vôn kế mắc song song với nguồn điện.

- Nếu trong mạch điện chỉ có 2 yếu tố là dây dẫn và nguồn điện mà ta vẫn mắc thêm ampe kế vào thành 1 mạch kín thì chỉ trong vài giây các thiết bị của bạn sẽ hỏng.

 

 

- Chính vì vậy, ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: 

+ Điện áp luôn được đo giữa hai điểm khác nhau của mạch trong khi dòng điện được xác định chỉ tại một điểm của mạch.

+ Để bảo toàn điện tích, tổng các giá trị các dòng điện đi vào một điểm của mạch luôn bằng tổng các giá trị dòng điện đi ra khỏi điểm đó nên trên một đoạn mạch chỉ gồm các phần tử nối tiếp nhau thì dòng điện tại mọi điểm là như nhau.

+ Điện áp giữa hai điểm A và B khác nhau của mạch nếu đo theo mọi nhánh bất kỳ có điện trở khác không, nối giữa A và B là giống nhau và bằng UAB. Nghĩa là điện áp giữa 2 đầu của nhiều phần tử hay nhiều nhánh nối song song với nhau luôn bằng nhau.

(Sưu tầm và biên dịch)

 


zalo