• Từ khóa tìm kiếm:
  • Tụ điện, Điện trở, IGBT..
  • Hướng dẫn cách đo và kiểm tra Transistor bằng đồng hồ số và đồng hồ kim

Hướng dẫn cách đo và kiểm tra Transistor bằng đồng hồ số và đồng hồ kim

 

Hướng dẫn cách đo và kiểm tra Transistor bằng đồng hồ số và đồng hồ kim

 

- Transistor là linh kiện được cấu tạo từ các lớp bán dẫn NPN (Ngược) và PNP (Thuận)

- Bất kì linh kiện Transistor nào cũng đều có mã sản phẩm riêng biệt, chúng ta hoàn toàn dựa vào đó để tra cũng như biết được thông số về: cấu tạo, kích thước,...của Transistor qua bảng trạng thái Datasheet sản phẩm.

- Như vậy kiểm tra Transistor còn sống hay chết trên mạch có thể thực hiện bằng các loại đồng hồ kim và đồng hồ số như sau:

A. Kiểm tra Transistor bằng đồng hồ số bất kì

- Trước khi vào vấn đề thì chúng ta phải thấy rõ và hiểu rõ ràng cấu tạo BJT là 2 loại NPN và PNP, như ảnh trên. Và thực tế nó giống như việc cực B là cực chung của 2 Diode, nên việc kiểm tra BJT sống hay chết với đồng hố số bất kì là việc kiểm tra các vị trí chân tương ứng với Diode.

B1: Cài đặt ban đầu

- Chuyển thang hiển thị (thang đo dòng hồ) về dạng đo Diode

B2: Cách đo

- Xác định rõ các vị trí chân B - C - E của BJT qua Datasheet

- Với BJT thuộc dạng NPN (Ngược) thì:

+ Que Đỏ đặt tại chân B 

+ Que Đen đặt tại chân E đo => chuyển sang chân C đo

B3: Kết luận

- Tùy cấu tạo lớp bán dẫn tiếp giáp mà giá trị khi đo với thang diode dao động quanh ngưỡng giá trị 0.4 ~ 0.6. Giá trị này chỉ hiển thị khi đo 2 cặp chân là B - E và B - C.

- Các cặp chân khác (Tính cả đổi chiều que đo) sẽ không hiển thị hay điện trở giữa các cặp chân này là rất lớn => BJT hoạt động tốt.

- Với BJT thuộc dạng PNP (Thuận) thì quá trình giống hoàn toàn như vậy, nhưng thay đổi là Que Đen chân B và Que Đỏ đặt tại chân C và E.

===>>> BJT còn tốt

- Ngược lại không thõa mãn tiêu chí trên là BJT hỏng.

B. Kiểm tra Transistor bằng đồng hồ kim bất kì

B1: Cài đặt ban đầu

- Vặn nấc thang đo đồng hồ kim về thang trở giá trị 1 Ohm

B2: Cách đo

- Xác định rõ các vị trí chân B - C - E của BJT qua Datasheet

- Với BJT thuộc dạng NPN (Ngược) thì:

+ Que Đỏ đặt tại chân B 

+ Que Đen đặt tại chân E đo => chuyển sang chân C đo

B3: Kết luận

- Thang đo đồng hồ lên kim với các cặp chân B - E và B - C, các cặp chân còn lại kim đồng hồ không lên

===>>> BJT còn tốt

- Với BJT thuộc dạng PNP (Thuận) thì quá trình giống hoàn toàn như vậy, nhưng thay đổi là Que Đen chân B và Que Đỏ đặt tại chân C và E.

- Ngược lại không thõa mãn tiêu chí trên là BJT hỏng, cụ thể:

+ Đo thuận chiều từ B -> E hoặc từ  B -> C ====>>> Kim không lên là Tranzitor đứt BE hoặc đứt BC.

+ Đo từ B -> E hoặc từ B -> C kim lên cả 2 chiều là chập hay dò BE hoặc BC

+ Đo giữa C và E mà kim lên là bị chập CE

LINH KIỆN THÀNH CÔNG chuyên phân phối các loại Transistor, quý khách vui lòng tham khảo >>TẠI ĐÂY<<

 

(Nguồn: Sưu tầm và biên dịch)

 


zalo