• Từ khóa tìm kiếm:
  • Tụ điện, Điện trở, IGBT..
  • Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra IGBT còn sống hay chết bằng Đồng Hồ Kim/Đồng Hồ Số

Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra IGBT còn sống hay chết bằng Đồng Hồ Kim/Đồng Hồ Số

 

 

Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra IGBT còn sống hay chết bằng Đồng Hồ Kim/Đồng Hồ Số

 

 

I. Khái niệm IGBT là gì?

- IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor): Transistor có cực điều khiển cách ly là một linh kiện bán dẫn công suất 3 cực.

- Về cấu trúc bán dẫn, IGBT rất giống với MOSFET, điểm khác nhau là có thêm lớp nối với collector tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p giữa emiter (tương tự cực gốc) với collector (tương tự với cực máng), mà không phải là n-n như ở MOSFET. Vì thế có thể coi IGBT tương đương với một transistor p-n-p với dòng base được điều khiển bởi một MOSFET.

- Dưới tác dụng của áp điều khiển Uge>0, kênh dẫn với các hạt mang điện là các điện tử được hình thành, giống như ở cấu trúc MOSFET.Các điện tử di chuyển về phía collector vượt qua lớp tiếp giáp n-p như ở cấu trúc giữa base và collector ở transistor thường, tạo nên dòng collector.

- Sơ đồ chân của IGBT sẽ tùy thuộc vào từng loại, thông thường chúng ta muôn biết sơ đồ chân IGBT sẽ tra theo mã Datasheet của sản phẩm.

- Điện áp chân kích của IGBT sẽ khác nhau với từng loại, các thông số chi tiết được đề cập trong bảng Datasheet của sản phẩm.

II. Cách đo và kiểm tra IGBT một cách đầy đủ cũng như chuẩn xác

- Với bất kì IBGT nào trước khi đo cũng như kiểm tra xem nó còn sống hay đã chết thì chúng ta cũng phải kiểm tra thật kĩ càng các yếu tố liên quan về mặt thông số để tránh TH lắp vào mạch điện gây hỏng hóc thêm không cần thiết

- Chúng ta sẽ kiểm tra với 1 mã bất kì là IGBT FGH60N100SMD

- Các bạn kiểm tra Datasheet sản phẩm: >>TẠI ĐÂY<<

 

- Sử dụng đồng hồ Kim thang đo 10K (điện áp kích ngưỡng 9VDC, với cực dương đồng hồ kim là que ĐEN, cực âm đồng hồ kim là que ĐỎ) để kiểm tra IGBT

Bước 1: Xả điện áp giữa 3 chân G - C - E (Để IGBT không còn điện áp kích chân G)

+ Que ĐEN vào chân C hoặc E

+ Que ĐỎ vào chân G

Bước 2: Đo kiểm tra 2 chân C - E (Có 1 chiều Kim lên)

+ Que ĐEN vào chân C

+ Que ĐỎ vào chân E

=> Không lên Kim

+ Que ĐEN vào chân E

+ Que ĐỎ vào chân C

=> Đồng hồ lên kim (Thang kim lên gần sát vạch tối đa, nằm giữa 0 và 1 là IGBT tốt)

==>> Đo cặp chân C - E như vậy kết luận: Chân C - E của IGBT còn tốt

Bước 3: Tiến hành kích chân G của IGBT

+ Que ĐEN vào chân G

+ Que ĐỎ vào chân C hoặc chân E

==>> Lúc này nạp điện áp cho chân G của IGBT hay IGBT đã được kích

Bước 4: Kiểm tra sau khi kích chân G (Kiêm tra xem khi kích xong thì các chân C và E như nào)

+ Que ĐEN vào chân C

+ Que ĐỎ vào chân E

=> Đồng hồ lên Kim (Thang kim lên gần sát vạch tối đa, nằm giữa 0 và 1 tức là cặp chân C - E IGBT tốt hay IGBT đã được kích và còn điều khiển tín hiệu kích tốt)

+ Que ĐEN vào chân E

+ Que ĐỎ vào chân C

=> Đồng hồ lên Kim (Thang kim lên gần sát vạch tối đa, nằm giữa 0 và 1 tức là cặp chân E - C IGBT tốt hay cặp chân thể hiện bằng hình Diode của IGBT còn tốt)

Bước 5: Kiểm tra xem giữa 2 chân còn lại là G - C xem có bị rò hay bị thủng không bằng cách

+ Que ĐEN vào chân G

+ Que Đỏ vào chân C

=> Kim không lên

+ Que ĐEN vào chân C

+ Que ĐỎ vào chân G

=> Kim không lên

==>> Không phép đo nào tại 2 chân G và C lên kim thì qua đó cho thấy cặp chân G và C của IGBT còn tốt.

Bước 6: (Đo bổ sung và kiểm tra lớp bán dẫn giữa các cực)

+ Sau khi các bạn đã đo đủ 5 bước với IGBT và IGBT đó đều thỏa mãn tất cả các phép đo, thì chúng ta tiến hành đo lớp tiếp dẫn của IGBT

+ Về cấu trúc bán dẫn, IGBT rất giống với MOSFET, điểm khác nhau là có thêm lớp nối với collector tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p giữa emiter (tương tự cực gốc) với collector (tương tự với cực máng), mà không phải là n-n như ở MOSFET. Vì thế có thể coi IGBT tương đương với một transistor p-n-p với dòng base được điều khiển bởi một MOSFET.

 

+  Với con FGH60N100SMD thì như sơ đồ các bạn nhìn thấy giữa C - E có kí hiệu Diode (Thể hiện cho các lớp bán dẫn tiếp giáp nhau)

+  Khi các bạn muốn kiểm tra thông số đó thì cần xem lại thông số điện áp phân cực cho Diode: >>TẠI ĐÂY<<, hay điện áp phân cực cho các lớp tiếp giáp P và N. Tùy thuộc vào chất liệu chất liệu cấu tạo mà điện áp chênh lệch giữa 2 cực sẽ thay đổi theo từ 0.2 ~ 1V khi chúng ta đo bằng đồng hồ số tại thang đo Diode.

+ Que ĐỎ vào chân E

+ Que ĐEN vào chân C

=> Đồng hồ hiển thị điện áp trong TH này là ~ 0.471V (Ý nghĩa là điện áp lệch giữa 2 cực bán dẫn P và N còn tốt)

+ Que ĐỎ vào chân C

+ Que ĐEN vào chân E

=> Đồng hồ hiển thị 0V 

==>> IGBT phải thỏa mãn 6 bước đo trên thì đó là IGBT còn tốt và các bạn hoàn toàn yên tâm khi mua và sử dụng lâu dài.

LINH KIỆN THÀNH CÔNG chuyên phân phối các loại IGBT, quý khách vui lòng tham khảo  >>TẠI ĐÂY<<

 

(Nguồn sưu tầm và biên dịch)

 


zalo