• Từ khóa tìm kiếm:
  • Tụ điện, Điện trở, IGBT..

Kinh nghiệm hàn linh kiện điện tử!!!

 

Kinh nghiệm hàn linh kiện điện tử

 

- Hàn linh kiện điện tử là một trong những thao tác mà bất kỳ một người thợ hàn nào đều phải nắm vững cũng như thường xuyên thực hiện. Chính vì vậy mà trong mỗi bộ đồ nghề của những người thợ chuyên dụng gần như luôn có mặt của những chiếc máy hàn, mỏ hàn thiếc và các phụ kiện có liên quan. Theo những người thợ chuyên nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì việc một linh kiện điện tử có giá trị cao sẽ phần nào phụ thuộc vào chất lượng của mối hàn. Ngoài chất lượng thì hình thức cũng là một trong những yếu tố có tính quyết định. Tuy nhiên nếu là một người thợ hàn mới bắt đầu thì không dễ để có thể đạt được đều này. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kinh nghiệm của những người thợ chuyên nghiệp giúp bạn có thể có cho mình một mối hàn chất lượng.

 

 

Cách chọn mỏ hàn

- Thiết bị có chức năng tạo nên một mối hàn thì không gì ngoài một chiếc máy hàn, mỏ hàn thiếc chuyên dụng. Đây chính là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng của một mối hàn trong linh kiện điện tử của bạn. Chính vì vậy ngoài kỹ năng chuyên môn thì người thợ cũng nên lưu ý trang bị cho mình một công cụ hỗ trợ thật sự chất lượng. Chưa kể để có một chiếc máy hàn thật sự hữu dụng thì cũng không phải là điều dễ dàng khi mà tình trạng hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng đang đầy rẫy trên thị trường. Để đảm bảo sở hữu được một sản phẩm chính hãng, trước hết bạn cần tìm hiểu thật kỹ về các yếu tố cấu thành nên chất lượng của máy. Tiếp đó là tìm đến một đơn vị, cơ sở chuyên cung cấp sản phẩm chính hãng để được đảm bảo về các yếu tố liên quan.
Thông thường một người thợ hàn chuyên nghiệp sẽ trang bị trong bộ đồ nghề làm việc của mình cả máy hàn đoản mạch và mỏ hàn nung nhiệt bằng dây Maiso. Trong đó mỏ hàn đoản mạch thường được gọi là mỏ hàn xung, được sử dụng để hàn các linh kiện thường, có chân to hay các linh kiện có chân cắm. Còn đối với mỏ hàn nung nhiệt bằng dây Maiso thì được dùng trong thao tác hàn các tranz trường, IC số, IC có chân nhỏ,. Nếu có sự hỗ trợ của cả hai loại máy hàn này thì quá trình công việc của bạn sẽ được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

 

 

 

Cách chọn thiếc

- Có 2 loại chính: thiếc có chì và thiếc không chì

- Hiện nay trên thị trường chủ yếu vẫn bán thiếc có chì với tỉ lệ 63% thiếc, 37% chì. Loại này giá rẻ, chất lượng mối hàn tốt nhưng rất độc hại. Các công ti điện tử hiện nay không dùng vì phải tuân thủ tiêu chuẩn RoHS trong công nghiệp. Thím nào đầu tư và quan tâm đến sức khỏe thì nên mua loại thiếc không chì (PbF), thành phần gồm thiếc, đồng và bạc, giá khá đắt nhưng an toàn với sức khỏe.
Đối với một số linh kiện đặc thù, khi hàn có thể cần thêm thiếc hàn dạng kem (solder paste).
- Nhựa thông (flux): hiện nay các loại thiếc hàn đa số đều có lõi nhựa thông nên các thím không cần phải mua một cục nhựa thông riêng làm gì. Chỉ lưu ý rằng nhựa thông có 4 tác dụng chính như sau:

+ Loại bỏ, làm sạch phần bị oxi hóa trên bề mặt hàn và linh kiện hàn
+ Tạo một lớp bao phủ tại khu vực hàn, tránh bị tái oxi hóa.
+ Giảm sức căng bề mặt của thiếc hàn lỏng, giúp thiếc lan tỏa dễ dàng hơn.
+ Giúp bề mặt hàn smooth, tránh bị đoản mạch.

- Bàn ghế, hút khói, gang tay, kính bảo hộ.
Hàn là công việc đòi hỏi kiên nhẫn và cũng khá là nguy hiểm. Các bạn  nên setup một bộ bàn ghế rộng rãi, đảm bảo tư thế ngồi thoải mái đặt ở nơi thoáng mát. Đầu tư thêm gang tay và kính bảo hộ tránh bị bỏng, tránh thiếc, nhựa thông bắn vào mắt. Thím nào cẩn thận hơn thì đầu tư hoặc tự chế bộ hút khói, hoặc để cái quạt cạnh nơi làm việc. Tránh hít phải khói hàn vô cùng bổ phổi 
- Ngoài ra còn có một số thứ linh tinh khác như kìm cắt chân linh kiện, nhíp gắp, các loại gá, kính lúp, kính hiển vi... Tùy nhu cầu của từng thím mà sắm thêm cho phù hợp. Nên mua loại tốt để dùng lâu dài.

 

 

Bắt tay vào hàn linh kiện

Chỉnh nhiệt độ hàn

- Nhiệt độ chính là yếu tố quyết định đến việc thiếc hàn có được nóng chảy ra hay không, Nếu nhiệt độ thấp thì khả năng nóng chảy là rất kém còn nếu nhiệt độ cung cấp quá cao sẽ khiến cho các mạch bị cháy hoặc vỡ vụn ra. Thông thường các loại thiếc hàn có nhiệt độ nóng chảy khoảng 200-280 độ C. Vì vậy nhiệt độ thích hợp sẽ dao động từ 240 - 350 độ C.
- Còn với các linh kiện dán hoặc IC thì nhiệt độ cần là 240 - 260 độ, linh kiện rời rạc là 260 độ C và với header - connector là 280 độ C. - Bên cạnh đó người thợ hàn cũng cần chú ý đến loại thiếc và diện tích bề mặt mà điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp.
- Thời gian giữ mũi hàn tại chân linh kiện thường chỉ khoảng 5 – 7 giây cho mỗi lần thao tác. Trong quá trình hàn, nếu có những mối hàn lớn, hay các linh kiện đặc biệt như IC, transistor… thì bạn cần giúp linh kiện tản nhiệt bằng cách kẹp vào chân linh kiện hoặc áp vào linh kiện 1 thứ bằng kim loại để có thể giúp tản nhiệt cho linh kiện nhanh hơn.

 

 

- Khi sử dụng máy hàn xung nếu muốn có một mối hàn đẹp thì người thợ cần phải lưu ý làm sạch các điểm tiếp xúc, vặn ốc vít thật chặt để mũi hàn được truyền điện tốt nhất. Khi hàn thì đặt mũi hàn vào đúng vị trí cần hàn, đưa dây thiếc vào vị trí đầu mũi hàn rồi mới bóp công tắc
- Để có một mối hàn đẹp, thì sau khi hàn xong, ngươi thợ nên sử dụng một lượng cồn hoặc aceton vừa phải để có thể tẩy rửa sạch mạch, lúc này mạch hàn sẽ trở nên đẹp hơn rất nhiều

 

Mạ lại đầu mũi hàn

- Sau một thời gian dài sử dụng thì bất cứ loại thiết bị nào ể cả máy hàn cũng sẽ gặp tình trạng bị oxi hóa. Để giảm bớt tình trạng này đồng thời góp phần gia tăng tuổi thọ cho công cụ làm việc của bạn thì trước và sau khi sử dụng, người thợ nên mạ lại đầu mũi hàn của mình.

 


- Trước khi mạ, mũi hàn sẽ thường có màu xỉ đen và các vết bẩn do nhiệt cao làm cháy chất trợ hàn (Flux) hoặc do trong chất trợ hàn có thành phần axit khiến ăn mòn đầu mũi hàn. Cần làm sạch bằng cách cạo sạch mũi hàn bằng lưỡi dao nhỏ, sau đó gia nhiệt cho mũi hàn, nhúng mũi hàn vào chất trợ hàn, sau đó đưa thiếc vào làm sao cho thiếc được tráng đều trên mặt mũi hàn khoảng 5mm. Nhờ đó mà mũi hàn có thể chống oxi hóa và tăng khả năng bám thiếc hơn.

(Nguồn sưu tầm)

 

 

 


zalo