• Từ khóa tìm kiếm:
  • Tụ điện, Điện trở, IGBT..

MẠCH DAO ĐỘNG VÀ CÁC KIẾN THỨC CỐT LÕI CƠ BẢN

 

MẠCH DAO ĐỘNG VÀ CÁC KIẾN THỨC CỐT LÕI CƠ BẢN

 

Phần I. KHÁI NIỆM

Phần II. CÁC MẠCH DAO ĐỘNG

 

Phần I: KHÁI NIỆM

1. Khái niệm về mạch dao động

- Mạch dao động là mạch điện tử dùng để tạo ra các tín hiệu hình Sin, xung chữ nhật, tam giác, hay răng cưa,...

2.  Điều kiện để có dao động như sau:

- ĐIỀU KIỆN 1: Hệ số khuếch đại b.AVo = 1 (Tích hệ số khếch đại của mạch khuếch đại và hệ số khuếch đại của mạch hồi tiếp). ĐK này gọi là đk cân bằng của biên độ dao động

- ĐIỀU KIỆN 2: Góc lệch (dịch) pha của mạch bằng (0 độ) hoặc bằng 30 độ (tổng các góc lệch pha của mạch khuếch đại và mạch hồi tiếp phải là hồi tiếp dương). ĐK này gọi là đk cân bằng về góc pha

+ Nếu 2 điều kiện trên không thỏa mãn thì mạch không có khả năng dao động

+ Nếu b.AVo > 1 thì mạch dao động tự kích biên độ dao động tăng dần. Đến một lúc nào đó đạt trạng thái bão hòa

+ Nếu b.AVo < 1 thì mạch dao động tự tắt dần. Đến TH mức độ nào đó thì mạch trở về trạng thái cắt (Khóa) không có tín hiệu ra

+ Nếu đk góc, pha không thỏa mãn thì mạch chỉ là mạch khuếch đại hồi tiếp. Vì không có điện áp tín hiệu vào nên cũng không có tín hiệu ra

- Phân loại mạch dao động dựa trên các thông số

+ Tần số dao động

+ Biến đổi điện áp dao động, độ ổn định tần số

+ Công suất đầu ra, tín hiệu

=> Có 2 loại mạch dao động: Mạch dao động điều hòa/Mạch dao động không điều hòa là các dạng xung: Sin, Vuông, Răng Cưa,...

Phần II: CÁC MẠCH DAO ĐỘNG

- Mạch dịch pha dùng Transistor

+ Q1: Khuếch đại đảo pha

+ C3, C4, C5: Vai trò dịch pha tổng 180 độ (Mỗi tụ dịch pha 60 độ)

+ Q2: Khuếch đại sau khi cùng biên độ

 

(Sưu tầm và biên dịch)


zalo