• Từ khóa tìm kiếm:
  • Tụ điện, Điện trở, IGBT..

Transistor là gì?

 

Transistor hay tranzito

Transistor là gì?

- Transistor hay tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.

- Transistor nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác. Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các transistor được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động. Transistor cũng được kết hợp thành mạch tích hợp (IC), có thể tích hợp tới một tỷ transistor trên một diện tích nhỏ.

- Tên gọi Transistor là từ ghép trong tiếng Anh của “Transfer” và “resistor”, tức điện trở chuyển đổi, do John R. Pierce đặt năm 1948 sau khi nó ra đời.Nó có hàm ý rằng thực hiện khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở, khác với khuếch đại đèn điện tử điều khiển dòng qua đèn thịnh hành thời kỳ đó.

- Cũng giống như điốt, transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP Transistor. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được một NPN Transistor.

- Phân loại: BJT gồm 2 loại cơ bản là NPN và PNP

- Dựa vào như vậy chúng lại chia nhỏ hơn theo tính năng sử dụng:

+ Transistor lưỡng cực (BJT - Bipolar junction transistor) 

+ Transistor hiệu ứng trường (Field-effect transistor)

+ Transistor mối đơn cực UJT (Unijunction transistor)

 

 Ký hiệu Transistor

 

- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản xuất nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và Trung quốc.

+ Transistor Nhật bản: thường ký hiệu là A…, B…, C…, D… Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc thấp hơn.

+ Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N… ví dụ 2N3055, 2N4073 vv…

+ Transistor do Trung quốc sản xuất: Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bòng âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 , 3AP20...

 

Cấu tạo của Transistor

 

 

- Transitor hay còn gọi là bóng dẫn gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau. Cấu trúc này được gọi là Bipolar Junction Transitor (BJT) vì dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hai loại điện tích âm và dương (Bipolar nghĩa là hai cực tính)

- Loại NPN:    

+ NPN Là một linh kiện điện tử cấu tạo từ nối ghép 1 bán dẫn điện dương giữa hai bán dẫn điện âm. “N” ám chỉ "negative", nghĩa là “cực âm”; “P” là "positive", nghĩa là “cực dương”.

+ Tranzito được sử dụng nhiều trong việc khuếch đại, công tắc, hay điện dẫn (buffer) trong công nghiệp điện tử hay làm cổng số (Logic gate) trong điện tử số.

+ Để tranzito hoạt động hay dẫn điện cần phải có một điện thế kích hoạt. Lối mắc của tranzito với điện trở cho ra chức năng hoạt động của tranzito

- Loại PNP: 

+ Các tranzito PNP bao gồm một lớp bán dẫn được pha tạp loại N (tác nhân pha tạp là Asernic) đóng vai trò cực gốc, nằm giữa hai lớp bán dẫn được pha tạp loại P (tác nhân pha tạp thường là Boron, ký hiệu trong hóa học là Bo). Các tranzito NPN thường được kích hoạt khi cực phát được nối đất và cực góp được nối với nguồn dương

 

Ứng dụng trong thực tiễn hiện nay của BJT:

 

- Transistor là chìa khóa cho hầu hết các hoạt động của các thiết bị điện tử hiện đại, từ các bộ vi xử lí cao cấp với hàng tỉ transistor trên mỗi cm2 cho tới những cục sạc điện thoại bạn vẫn dùng hàng này. Nhiều người coi nó là một trong những phát minh quan trọng nhất thế kỉ XX, sánh ngang với mạng Internet.

- Mặc dù ngày nay, có hàng tỉ con transistor được sản xuất ra mỗi năm, phần lớn số transistor lại được tích hợp trong các vi mạch tích hợp mà chúng ta hay gọi là IC (Intergrated-Curcuit) cùng với các linh kiện khác như điện trở, tụ điện,.... Vi điều khiển trên các mạch Arduino được cấu thành từ những thứ như thế. Nếu không có transistor, sẽ chẳng thế có những khái niệm như "tính toán" hay "xử lí thông tin" như hiện nay.

 

Cách kiểm tra Transistor

 

- Phương pháp kiểm tra Transistor(với đòng hồ Kim vạch thang đo Ohm x 1k)

- Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân Transistor, hoặc đôi khi chúng ta mua transistor mới về cũng nên kiểm tra lại một vài caon trước khi lắp lên mạch.

- Nhìn vào hình vẽ cấu tạo ta thấy mỗi transistor như là 2 diode ghép lại, vậy ta áp dụng cách kiểm tra diode vào kiểm transistor, nếu dùng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số ta đưa về thang đo diode, nếu dùng đồng hồ kiem ta đưa về thang đo x 1k cụ thể như sau:

 

+ Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

+ Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

+ Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.

- Cách kiểm tra BJT( với 6 phép đo thử kim để xác định một Transistor sống hay chết)

B1. Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC. 

B2. Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.

B3. Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.

 

(Nguồn sưu tầm và biên dịch)

 

 

 

 

 


zalo